ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT –

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Tuyến tiền liệt là cơ quan thuộc hệ thống sinh dục nam, có hình quả ốc chó, nằm dưới bọng đái, trước trực tràng và bao quanh niệu đạo (ống tiểu đi ra từ bọng đái).

Ung thư tuyến tiền liệt là loại bướu ác tính xuất phát từ tế bào của tuyến tiền liệt. Tại Việt nam, theo số liệu của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018, cứ 100.000 nam giới thì có 8,4 người mắc ung thư tuyến tiền liệt.

 

CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Giai đoạn sớm thường người bệnh không có triệu chứng bất thường, có thể được phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ và thử PSA (prostate-specific antigen) máu.

Cần đi khám bệnh khi có các triệu chứng bất thường như:

  • Đau bụng dưới
  • Tiểu lắt nhắt, tiểu khó, tiểu đau, tiểu máu.
  • Tiểu yếu
  • Đau khi xuất tinh
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Đau xương

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh:

  • Xét nghiệm PSA máu: trong cơ thể chỉ có tế bào tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt tiết ra PSA, bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt thường có PSA trong máu cao.
  • Khám tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng bằng ngón tay: đánh giá hình dạng, mật độ, nốt  hoặc vùng dầy bất thường của tuyến tiền liệt.
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt: để có chẩn đoán chính xác là bệnh ung thư và đánh giá mức độ ác tính của ung thư (điểm Gleason).
  • Chụp MRI vùng chậu có tiêm thuốc cản từ: giúp đánh giá chính xác tình trạng bướu và di căn hạch chậu.

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Một số xét nghiệm khác:
  • Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng sức khoẻ như: tế bào máu, đường huyết, mỡ máu, chức năng gan, thận,…
  • Chụp X quang phổi, đo điện tim.
  • Xạ hình xương: đánh giá tình trạng di căn xương.

GIAI ĐOẠN BỆNH VÀ NHÓM NGUY CƠ

 

Giai đoạn bướu (T):

  • T1: sờ không cảm nhận được bướu, phát hiện ung thư khi sinh thiết.
  • T2: bướu chưa ăn lan ra ngoài tuyến tiền liệt
    • T2a: bướu nhỏ hơn phân nửa 1 bên tuyến tiền liệt
    • T2b: bướu lớn hơn phân nửa 1 bên tuyến tiền liệt
    • T2c: bướu ăn lan 2 bên tuyến tiền liệt
  • T3: bướu ăn lan ra khỏi tuyến tiền liệt nhưng còn di động hoặc không ăn lan các cơ quan xung quanh
    • T3a: bướu ăn lan ra khỏi tuyến tiền liệt
    • T3b: bướu ăn lan túi tinh
  • T4: bướu dính hoặc ăn lan các cơ quan xung quanh (túi tinh, bọng đái, trực tràng, cơ hậu môn, vách chậu)

 

Giai đoạn di căn hạch (N):

  • N0: không di căn hạch chậu
  • N1: có di căn hạch chậu

Giai đoạn di căn xa (M):

  • M0: không di căn xa
  • M1: có di căn xa

 

Nhóm nguy cơ đối với bệnh chưa di căn (giai đoạn khu trú tại chỗ-tại vùng)

 

Nguy cơ

PSA(ng/mL)

 

Điểm Gleason

 

     Giai đoạn

Thấp

        < 10

      và

      <7

      T1-2a

Trung bình

       10 - 20

     hoặc

       7

hoặc

      T2b

Cao

      > 20

    hoặc

      >7

hoặc

      T2c

      Bất kỳ

 

      Bất kỳ

 

   T3-4 hoặc

    N1

 

ĐIỀU TRỊ

 

  1. sĩ sẽ khuyến cáo phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân tuỳ vào các yếu tố:
  • Giai đoạn và nhóm nguy cơ bệnh (nguy cơ thấp, trung bình hoặc cao).
  • Tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Các tác dụng phụ và chọn lựa của người bệnh.
  • Mục tiêu điều trị: khỏi bệnh hay chỉ giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

 

Hiện nay, các phương pháp điều trị được xem là tiêu chuẩn đối với ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Theo dõi tích cực và chờ xem
  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Điều trị toàn thân: nội tiết, hóa trị và miễn dịch

 

 

 

 

 

 

 

Nguy cơ thấp

Nguy cơ

trung bình

Nguy cơ cao

T1-2a và  GS < 7 và  PSA <10

T2b hoặc

GS 7 hoặc

PSA 10 – 20

T2c hoặc

GS >7 hoặc

PSA > 20

T3-4

T bất kỳ N1 M0

Theo dõi

Phẫu thuật  Xạ trị

Phẫu thuật

Xạ trị + Nội tiết  ngắn hạn

Theo dõi

Xạ trị + Nội tiết dài hạn 

Phẫu thuật

Xạ trị + Nội tiết dài hạn

 

1. Theo dõi tích cực và chờ xem

 Theo dõi tích cực: đối với bệnh nhân nguy cơ thấp có kỳ vọng sống thêm trên 10 năm. Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân được xét nghiệm PSA mỗi 3 đến 6 tháng, thăm khám trực tràng mỗi năm, sinh thiết lại sau 6 đến 12 tháng và ít nhất 2 đến 5 năm sau đó. Chỉ điều trị khi bệnh tiến triển.

Chờ xem: là lựa chọn điều trị cho bệnh nhân lớn tuổi, nguy cơ thấp và mắc các bệnh nghiêm trọng khác, dự kiến ​​sống dưới 10 năm. Khi có triệu chứng, chẳng hạn như đau hoặc tắc nghẽn đường tiểu, việc điều trị có thể được đề nghị để giảm nhẹ triệu chứng.

 

2. Phẫu thuật

 

Cắt tuyến tiền liệt tận gốc: cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, túi tinh, mô lân cận và hạch vùng.

  • Cắt tuyến tiền liệt tận gốc qua nội soi với hỗ trợ của Rô bô hoặc không.

 

 

Cắt tuyến tiền liệt tận gốc qua nội soi với hỗ trợ của Rô bô

 

 

 

 

 

  • Phẫu thuật mở cắt tuyến tận gốc sau xương xu
  • Phẫu thuật mở cắt tuyến tận gốc qua ngã tầng sinh môn

 

 

 

 

 

 

Giống như tất cả các phẫu thuật khác, mổ ung thư tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau trong thời gian ngắn sau mổ. Các tác dụng phụ chính của phẫu thuật tuyến tiền liệt là rối loạn cương dương và tiểu không tự chủ (mất kiểm soát nước tiểu). Hầu hết bệnh nhân phục hồi khả năng kiểm soát nước tiểu sau vài tháng.

Đối với một số bệnh nhân, cương cứng có thể được phục hồi.

 

3. Xạ trị

Xạ trị là cách điều trị bằng bức xạ năng lượng cao để giết chết tế bào ung thư. Là phương pháp điều trị triệt để đối với bệnh nhân bệnh còn khu trú tại tuyến tiền liệt hoặc tạm bợ giảm nhẹ triệu chứng chảy máu, hoặc đau do bướu xâm lấn hoặc di căn xương.

Xạ trị trong: chất phóng xạ sẽ được đặt vào bên trong tuyến tiền liệt.

Xạ trị ngoài: dùng máy xạ trị để phát tia xạ, hiện nay tại Bệnh viện Ung bướu có đầy đủ các máy xạ có thể thực hiện tất cả các kỹ thuật xạ trị từ kinh điển như xạ trị quy ước 2D, xạ trị phù hợp mô đích 3D cho đến các kỹ thuật xạ trị hiện đại như xạ trị điều biến liều (IMRT, VMAT). Với kỹ thuật xạ trị điều biến liều hiện đại, bướu sẽ được chiếu xạ chính xác, bệnh ung thư sẽ được kiểm soát tốt hơn và bệnh nhân ít bị biến chứng hơn.

Các tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị là tiểu không kiểm soát, các vấn đề về ruột và cương dương. Các vấn đề về đường tiết niệu và ruột hầu hết được cải thiện. Rối loạn cương dương thường giảm dần trong hai năm hoặc hơn.

Thường xạ trị sẽ được phối hợp với điều trị nội tiết ngắn hạn (6 tháng) hoặc dài hạn (2 năm).

 

4. Điều trị toàn thân: khi bệnh đã lan tràn trong cơ thể

a) Nội tiết: nội tiết tố nam kích thích tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển, do đó giảm hoặc triệt nguồn nội tiết tố nam là một trong các phương pháp điều trị hiệu quả ung thư tuyến tiền liệt. Có hai phương pháp:

  • Điều trị bằng phẫu thuật: cắt bỏ hai tinh hoàn.
  • Điều trị bằng thuốc: flutamide, bicalutamide, enzalutamide, abiraterone, thuốc đồng vận LHRH, thuốc đối vận LHRH, nội tiết tố nữ, ketokonazol,….

b) Hoá trị: dùng thuốc để giết chết tế bào ung thư, và hoặc làm ngưng trệ sự phát triển và sinh sản của tế bào ung thư.

c) Miễn dịch: là cách điều trị tăng cường, hỗ trợ hoặc hồi phục hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Các thuốc được sử dụng hiện nay còn ít và rất đắc tiền (Sipuleucel-T, Pembrolizumab).

Tóm lại, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ cân nhắc chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu đối với từng bệnh nhân. Khi có vấn đề gì không hiểu bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị.

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1.  https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf
  2.  https://www.cancer.gov/types/prostate/patient/prostate-treatment-pdq#_142
  3.  https://www.cancer.net/cancer-types/prostate-cancer/types-treatment
  4.  https://www.nccn.org/professionals/physician_gls/pdf/prostate.pdf
  5. https://www.urologyhealth.org/educational-resources/early-stage-prostate-cancer

 

HOTLINE 0916 248 159