KIỂM SOÁT TÁC DỤNG PHỤ TRONG UNG THƯ PHỔI

KIỂM SOÁT TÁC DỤNG PHỤ TRONG UNG THƯ PHỔI

Điều trị toàn thân cho ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm: hóa trị, nhắm trúng đích,điều trị miễn dịch. Các phương pháp này ngoài việc đem lại lợi ích cho bệnh nhân còn có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể.

  1. Tác dụng phụ của hóa trị

Ngày đầu hóa trị

- Trước khi hóa trị

Không nên nhịn đói vì hóa trị có thể kéo dài đến trưa nên sẽ làm bạn hạ đường huyết gây choáng váng, ngất xỉu. Nên ăn ít hơn thường ngày vì nếu quá no sẽ dễ gây buồn ói hoặc ói.

- Trong phòng hóa trị:

Bạn sẽ được truyền hóa chất qua mạch máu ở tay hoặc truyền qua mạch máu ở vùng dưới xương đòn qua được tiêm vào trước: thuốc chống ói, chống dị ứng. Hầu hết các bệnh nhân không gặp trở ngại gì trong

lúc hóa trị, một số ít bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ sau:

  • Thuốc thoát mạch: Do kim bị lệch ra khỏi mạch máu nên thuốc tràn vào mô mềm dưới da. Bệnh nhân sẽ thấy chỗ truyền dịch bị sưng phồng lên, đau nhức, mấy ngày sau có thể sưng đỏ hoặc loét. Nếu để càng lâu thuốc thoát ra càng nhiều, càng nguy hiểm cho nên trong lúc truyền hóa chất bạn nên tránh cử động tay và nên quan sát chỗ tiêm truyền.
  • Dị ứng: Hệ miễn dịch của cơ thể có thể phản ứng với hóa chất bằng những dấu hiệu: ngứa, đỏ bừng mặt. Nặng hơn thì khó thở, thở khò khè (do phế quản bị co thắt). Rất hiếm khi nào bị sốc: huyết áp hạ rất thấp, hôn mê…

Vài ngày sau hóa trị:

Buồn ói, ói, chán ăn, mệt mỏi, ớn lạnh, tiêu chảy hoặc táo bón.

Nếu buồn ói:

  • Tránh làm căng bao tử dễ gây ói:
  •  Uống thuốc chống ói
  •  Ăn nhiều bữa trong ngày
  •  Không ăn quá no
  •  Nên ăn thức ăn ít mùi, vị

Nếu Ói:

  • Không ăn uống gì trong khoảng thời gian có ói nhiều. Lúc hết ói chỉ nên uống nước trong để thăm dò. Nếu uống nước không thấy ói thì chuyển sang uống sữa hoặc súp.
  • Nên ăn thức ăn ít mùi, vị
  • Nếu ói nhiều gây ảnh hưởng nặng đến cơ thể thì cần phải nhập viện để truyền dịch và chích thuốc chống ói.

 

 Mặc dù trong lúc hóa trị bạn đã được truyền thuốc chống ói nhưng tác dụng của các thuốc chống ói thường không kéo dài nên lúc về nhà vẫn có thể bị ói. Thường thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thuốc viên chống ói để uống vài ngày sau hóa trị nhưng bệnh nhân hay quên uống.

Nếu tiêu chảy

  • Không nên ăn rau, trái cây
  • Nên uống nhiều nước
  • Có thể uống thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Smecta

Nếu táo bón

  • Ăn nhiều rau, trái cây
  • Có thể uống các thuốc chống táo bón như Duphalac

Nếu mệt mỏi:

  • Giảm bớt các công việc hàng ngày.
  • Tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí.
  • Vận động nhẹ, đi bộ

 

Vài tuần sau hóa trị

Tóc bắt đầu rụng, da khô và ngứa, móng tay thâm đen, dễ gãy.

Tóc rụng: Không nên chải đầu, sấy tóc hoặc duỗi tóc. Nên cắt ngắn tóc,

Nếu tóc rụng quá nhiều thì nên cạo trọc, đội tóc giả hoặc khăn trùm đầu. Sau khi ngưng hóa trị, tóc sẽ mọc lại.

Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của hóa trị

Hóa trị có thể diệt tế bào ung thư vì những tế bào này phân chia rất nhanh. Các tế bào tạo máu ở tủy xương cũng phân chia rất nhanh nên khi hóa trị các tế bào này cũng bị tiêu diệt cho nên khi hóa trị bệnh nhân thường giảm tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu gọi chung là suy tủy do hóa trị.

Giảm hồng cầu hay còn gọi là thiếu máu làm cho cơ thể rất mệt mỏi, đau cơ – khớp, da xanh xao

Giảm tiểu cầu khiến dễ chảy máu. Bạn có thể chảy máu mũi, nhiều vết bầm trên da.

Giảm bạch cầu khiến việc chống đỡ với vi trùng bị suy giảm, bạn có thể bị nhiễm trùng với sốt, ớn lạnh hoặc lạnh run. Nếu có các dấu hiệu nghi các tác dụng phụ kể trên, bạn nên nhanh chóng quay lại bệnh viện để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

2. Tác dụng phụ của thuốc nhắm trúng đích

Các thuốc nhắm trúng đích thường gây tác dụng phụ trên da, kẽ móng tay, ruột vì những cơ quan này cũng có các thụ thể EGFR giống như tế bào ung thư.

  • Nổi mụn:

Sau khi uống thuốc nhắm trúng đích khoảng 1 tháng. Da mặt sẽ nổi những m5n nhỏ li ti, ngứa. Nặng hơn thì những mụn này sẽ sung tấy, gây đau hoặc nhiễm trùng, làm mủ gây đau nhức.

Cần là gì để giảm bớt?

  • Nên uống thuốc lúc đói
  • Không nên ra nắng. Nếu buộc phải ra nắng, cần phải đội nón, đeo khẩu trang, dùng kem chống nắng.
  • Nếu mụn đau nhức hoặc có mủ, nên tái khám ngay. Bác sĩ sẽ cho những thuốc bôi có chất giảm viêm và kháng sinh.
  • Trường hợp nổi mụn quá nặng, bác sĩ có thể sẽ cho giảm liều thuốc hoặc tạm ngưng một thời gian.
  • Loét kẽ móng tay

Sau khi uống thuốc vài tuần, kẽ móng tay bị loét, đau nhức.

Cần làm gì để giảm bớt?

Nên quay lại bệnh viện để được điều trị. Bác sĩ sẽ cho các thuốc bôi có chất giảm viêm và kháng sinh.

Tránh làm những công việc khiến tay nhiễm bẩn hoặc va chạm mạnh khiến loét nặng thêm.

Nếu bị quá nặng, dùng thuốc không bớt, bác sĩ có thể giảm liều thuốc nhắm trúng đích hoặc tạm ngưng vài ngày.

3. Tác dụng phụ của điều trị miễn dịch

Các thuốc điều trị miễn dịch có thể làm tăng đáp ứng miễn dịch quá mức khiến hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các cơ quan của chính mình gây nên tình trạng viêm phổi, viêm gan, viêm ruột…

Viêm phổi

Sau điều trị khoảng 2 tháng, triệu chứng viêm phổi gồm: ho, khó thở. Vì ho, khó thở cũng là triệu chứng của ung thư phổi cho nên bệnh nhân không quan tâm và bác sĩ có thể bỏ sót.

Do đó, nếu bệnh nhân bị ho nhiều hơn hoặc khó thở nhiều hơn thì phải nhanh chóng quay trở lại bệnh viên. Trước tình huống đó, bác sĩ sẽ cho chụp CT ngực, hình ảnh viêm phổi trên CT sẽ giúp bác sĩ khẳng định chẩn đoán viêm phổi do miễn dịch và sẽ điều trị thích hợp.

Viêm ruột:

Bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy có hay không kèm theo đau quặn bụng.

 

 

 

 

 

 

HOTLINE 0916 248 159